MỤC LỤC
Thành phần chất tạo màng trong sơn nước
Chất tạo màng là dung dịch nhũ tương của các polyme sẽ chuyển thành màng sơn trong quá trình khô sơn. Khi đó nó dính kết với các hợp phần còn lại với nhau tạo nên lớp màng che phủ bám chắc lên bề mặt cần bảo vệ, trang trí.
Chất tạo màng trong sơn nước tồn tại ở dạng nhũ tương nghĩa là nhựa phân tán đều trong nước. Trong nhựa nhũ, các sợi polymer tập hợp lại với nhau thành từng nhóm tạo thành hạt cầu, các hạt này phân tán đều trong môi trường nước gọi là dung dịch nhũ tương.
Cơ chế quá trình tạo màng
Khi sơn quét lên bề mặt cần sơn, nhờ quá trình bay hơi mà màng sơn được tạo thành. Màng sơn từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái rắn ta gọi đó là quá trình tạo màng không chuyển hóa.Màng sơn tạo thành do sự bay hơi dung môi và sự ôxy hóa các hạt nhựa nhờ ôxy không khí hay xúc tác khâu mạch quá trình tạo màng này gọi là quá trình tạo màng chuyển hóa.
Như vậy quá trình ôxy hóa dẫn đến sự khâu mạch tạo thành polyme mạng lưới gọi quá trình này là quá trình tạo màng sơn.
Theo quan điểm hiện nay cơ chế tạo màng gồm 4 giai đoạn:
- Các hợp phần sơn được dàn trải và phân bố đều trên bề mặt cần sơn;
- Nước bắt đầu bay hơi và hạt nhựa tiến vào gần nhau;
- Các hạt nhựa tran vào nhau để tạo thành màng sơn, trong quá trình này do các hạt nhựa là hệ dầu còn môi trường xung quanh là hệ nước nên khó tran vào nhau vì vậy chất hỗ trợ tạo màng tạo hệ dầu nhỏ sẽ làm cho các hạt nhựa dễ tran vào nhau.
- Nước, PG (monopropylene glycol), texanol và các phụ gia khác tiếp tục bay hơi và các sợi nhựa liên kết lại với nhau dưới tác dụng của ôxy không khí.
Nói chung quá trình hình thành màng sơn xảy ra rất phức tạp.
Các chất tạo màng trong sơn nước (Blinder)
Trong sơn nước, nhựa latex có chức năng kết dính mọi hợp phần của sơn lại với nhau để tạo thành màng sơn. Với sơn nước người ta thường dùng 3 loại:
- Copolyme: Vinylacetate, Copolymeacrrylic dùng cho sơn nội thất (interior);
- Styren Acrylic dùng cho sơn nội thất và sơn chống kiềm;
- Acrylic nguyên chất dùng cho sơn ngoại thất (exterior).